CHÙA ĐỒNG

Chùa Đồng tên chữ là Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật) – Sở dĩ sau này có tên chùa Đồng vì chùa được làm toàn bộ bằng chất liệu đồng, tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử cao 1.068m cách thị xã Uông Bí, Quảng Ninh 14km về phía Tây Bắc.
Tương truyền rằng đỉnh Yên Sơn (nơi đặt chùa Đồng) trước kia được gọi là “núi thiêng” – nơi có thể cầu mưa, hô phong hoán vũ. Tại điểm đặt chùa Đồng ngày nay, xưa là một ngôi chùa bằng Đồng có quy mô nhỏ. Ngày 03/6/2006, chùa Đồng được tạo dựng lại và được đúc bằng đồng nguyên chất, cũng nằm ở vị trí của chùa Đồng cũ. Chùa Đồng (Yên Tử) mới lạc thành ngày 30/01/2007, đúng vào mùa trẩy hội Yên Tử hàng năm, và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) ghi nhận là Ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Châu Á tiếp tục xác lập là Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử.
Hàng năm, lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử nói chung diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm. Ngoài ra, vào những ngày sóc, vọng hay lễ Vu Lan, Phật đản, nhiều Phật tử cả nước cũng về đây hành hương lên chốn Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng để tỏ lòng thành kính với Đức Phật từ bi.

CHÙA DÂU

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4
Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km.Có câu thơ lưu truyền dân gian:
“Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”
Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm – chùa Tổ – nơi thờ Phật Mẫu Man Nương.

CHÙA BÁI ĐÍNH

Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Từ nhiều năm qua, nơi đây đã trở thành một địa điểm nổi tiếng, thu hút nhiều Phật tử và khách đến tham quan.
chùa Bái Đính đang được xem là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn nhất Việt Nam với những kỷ lục đã được ghi nhận như: khu chùa rộng nhất Việt Nam (tổng 539 ha, riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha), khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á (hành lang La Hán dài gần 3 km), khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam (500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m), khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam (100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ), tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á (tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ), tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời), chuông đồng lớn nhất Việt Nam (đại hồng chung nặng 36 tấn trong Tháp Chuông).

CHÙA THIÊN MỤ

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất của Huế, tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Du khách nào đã từng đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng – mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh.
Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế. Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong số 20 thắng cảnh của đất thần kinh trong bài thơ đề là Thiên Mụ Chung Thanh.

CHÙA THIÊN HẬU

Chùa bà Thiên Hậu nằm ngay tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, được ví von là ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Chùa được xây dựng vào năm 1760 và đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1993. Sau 256 năm tồn tại, chùa bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa.
Nếu muốn tìm kiếm một ngôi chùa mang kiến trúc đặc trưng của người Hoa, sở hữu phong cách Á Đông thuần khiết thì du lịch Sài Gòn đến ngay chùa bà Thiên Hậu là lựa chọn đúng đắn của bạn. Chùa được xây theo lối tam quan, cách điệu ở phần cửa chính đi vào và có thêm hai hành lang ở hai bên hông.

CHÙA TẠ PÀ

Chùa Tà Pạ nằm trên đồi Tà Pạ (hay núi Tà Pạ), thuộc xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Người khách lạ lên đồi Tà Pạ chủ yếu để ngắm hồ Tà Pạ có màu nước xanh như ngọc đẹp trứ danh, còn mình, vì tìm không ra đường đến hồ, mà lạc lối vào chùa. Để rồi thốt lên, thiệt là may mắn, thiệt là có duyên!
Chùa có kiến trúc Khmer đặc trưng và sắc nét của những ngôi chùa Phật giáo Tiểu Thừa, có hàng lan can được trang trí bằng hàng tượng đúc màu cam đỏ và tím lơ lạ mắt, có những ông lục hiền lành ê a học chữ Khmer, có sự vắng lặng của không gian rộng ở trên núi với cây xanh bao quanh, có cảnh quan nhìn từ trên cao xuống là những cánh đồng An Giang xanh ngắt một dải…
Tổng hợp
lin-h-hupada–c-t-vn-nh