Trong hoạt động vận tải biển chắc chắn sẽ phát sinh nhiều loại phụ phí khác nhau. Hupada xin giải thích một số loại phụ phí thường gặp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

XUẤT KHẨU

-THC  (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng
Là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng.
-EBS  (Emergency Bunker Surcharge): Phụ phí xăng dầu
Phụ phí biến động giá nhiên liệu (phí này không phổ biến, tùy vào thời điểm).
-BILL  (Bill of Lading): Phí chứng từ
Phí này để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu.
-CFS  (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng
Phí này là kho thu trên mỗi cbm.
-AFR (Advance Filing Rules): Phí khai manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập vào Nhật Bản.
-AMS (Automatic Manifest System): Phí khai báo hải quan tự động cho các nước nhập khẩu vào Mỹ, Canada.
-AFS (Automatic Manifest System): Phí khai báo hải quan tự động cho các nước nhập khẩu vào Trung Quốc.

NHẬP KHẨU

-THC  (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng
-CIC (Container Imbalance Charge ): Phí cân bằng cont.
Là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn được hiểu là phí chuyển vỏ cont rỗng. Đây là một loại phụ phí mà hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc chuyển một lượng lớn container từ nơi thừa đến nơi thiếu.
-CFS  (Container Freight Station fee): Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng
-D/O (Delivery Order): Phí lệnh giao hàng
Khi có một lô hàng nhập vào Việt Nam thì consignee phải đến hãng tàu lấy lệnh giao hàng, đem ra ngoài cảng xuất trình cho kho, làm phiếu EIR thì mới được lấy hàng.
-HANDLING: Phí làm hàng của đại lý
-Cleaning Container: Phí vệ sinh container.
Sau mỗi lần vận chuyển, container cần được rửa và phơi khô nhằm đảm bảo tình trạng  tốt của container.
-DEM (Demurrage): Phí lưu container tại bãi của hãng tàu.
-DET (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách.
-STO (Detention): Phí lưu container tại bãi của cảng.

Tổng hợp