Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng là một đất nước “ngàn lễ hội”, theo thống kê của tổng cục du lịch mỗi năm có hơn hai ngàn lễ hội lớn nhỏ diễn ra khắp mọi miền đất nước. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào mùa Xuân, trước hoặc sau Tết nguyên đán, vậy tháng 4 tháng 5 có những lễ hội đặc sắc nào?

Hội Gióng Phù Đổng

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.

Lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch.
Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới”, (còn gọi là lễ chịu tuổi), là lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khmer. Năm nay Tết được diễn ra trong 3 ngày từ 12 đến 14/4 (tức đầu tháng Chét của người Khmer).
Cũng giống như người Việt gói bánh chưng, bánh tét là một nét văn hoá của người Khơme. Cận tết Chôl Chnăm Thmây, nhà nào cũng đỏ lửa nồi bánh tét vừa để dành vui những ngày tết vừa để tiếp đãi bạn bè, khách đến thăm trong những ngày tết.

Lễ hội Bà Chúa Xứ

Hội Bà Chúa Xứ diễn ra từ 23/04 đến 27/04 âm lịch hằng năm tại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, An Giang. Với mỗi người dân ở vùng đất này, Bà Chúa Xứ như hiện thân của một niềm tin tâm linh mãnh liệt, người đã che chở, yểm trợ và phù hộ cho sự bình an, may mắn và phát đạt của mỗi người. Hội Bà Chúa Xứ là một cách để những đức tin ấy thể hiện lòng thành kính, để cầu xin chút phước tốt lành từ thánh mẫu.
Lễ Vía Bà hằng năm thu hút rất đông khách thập phương. Đến với lễ hội hội họ vừa được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc, đồng thời họ có dịp để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên ở An Giang.

Hội đình Bình Thủy

Đình Bình Thuỷ là một đình thần ở Thành phố Cần Thơ. Một năm đình có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp. Lễ Thượng điền để cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới vào ngày 14 và 15 tháng 4 âm lịch và Lễ Hạ điền để tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi vào ngày 15 tháng chạp âm lịch. Quy mô tổ chức lễ hội của đình tùy thuộc vào làng giàu hay nghèo, năm trúng mùa hay thất mùa.
Tổng hợp
lin-h-hupada–c-t-vn-nh